FPL 2018/19: Điểm mặt CLB – Phần còn lại

1618
0

1) Manchester City:

  • Hàng công: 
    • Dẫn đầu giải (một cách vượt trội) về mọi chỉ số thống kê. Các cầu thủ trong đội chuyền chính xác rất nhiều nhờ lối chơi cầm bóng, vì thế dễ ăn bonus (điển hình là Otamendi)
  • Khả năng ghi bàn – cá nhân:
    • Aguero dẫn đầu phương diện này, với tần suất cơ hội cao và số pha dứt điểm chỉ thua Kane.
    • Jesus sút không nhiều như Aguero nhưng tận dụng tốt gần như nhất đội.
    • Sterling có tần suất cơ hội cao, gia nhập vòng cấm nhiều và có vô cùng nhiều cơ hội ngon ăn.
    • Sane cũng gia nhập vòng cấm nhiều nhưng sút ít hơn và tận dụng cơ hội kém hơn.
    • KDB sút nhiều nhưng ít khi sút trong cấm địa nên vô cùng ít cơ hội ngon ăn.
    • Otamendi sút nhiều hơn bất kì trung vệ NHA nào khác.
  • Khả năng kiến tạo – cá nhân:
    • KDB là chân kiến tạo hàng đầu NHA, anh thống trị gần như tất cả các chỉ số thống kê về mặt kiến tạo.
    • David Silva là chân kiến tạo thứ nhì của City nhưng không tạo cơ hội ở mức khủng như KDB, dù vẫn có 11 kiến tạo.
    • Sterling tuy nhiều kiến tạo (17) nhưng tạo ra không nhiều cơ hội và một số kiến tạo của anh là “Fantasy assists”.
    • Aguero là tiền đạo NHA tạo nhiều cơ hội ngon ăn nhất.
  • Hàng thủ:
    • Chắc chắn bậc nhất NHA trên mọi phương diện trừ số CS.
    • Thủ môn Ederson cứu thua ít nhất trong các đội top 6.
  • Kết luận: 
    • Aguero là mũi nhọn tấn công, KDB là mũi nhọn kiến tạo, Sterling giao thoa giữa 2 mặt.
    • Sane không có thống kê tốt như 3 người trên, vì thế không rõ mùa này anh có tiếp tục ghi bàn và kiến tạo ở mức đó nữa hay không.
    • Hàng thủ của City nhiều CS nhưng thủ môn rất khó ăn điểm save. Lựa chọn giữa Ederson (đại diện ăn CS), Otamendi (ghi bàn + bonus), Walker (kiến tạo + bonus) và Mendy (kiến tạo).

2) Manchester United:

  • Hàng công: 
    • Bùng nổ ở 7 GW đầu mùa trước nhưng thụt lùi dần từ đó.
    • 10 GW cuối mùa trước MU sút cấm địa ít và vì thế chỉ xếp thứ 7 về số bàn thắng trong giai đoạn đó.
    • Các con số thống kê cho thấy MU sút không nhiều, có thể nói là kém nhất top 6, nhưng có nhiều cơ hội ngon ăn và tận dụng rất tốt.
  • Khả năng ghi bàn – cá nhân:
    • Lukaku sút trong cấm địa nhiều, xét về tiền đạo chỉ kém Kane và Aguero. Anh cũng tận dụng cơ hội rất tốt.
    • Pogba và Alexis sút nhiều hơn Lukaku, với Alexis chạm bóng trong cấm địa nhiều hơn cầu thủ người Bỉ.
    • Thống kê của Alexis giảm xuống sau khi gia nhập MU, chỉ có khả năng chớp thời cơ của anh tăng nhẹ. Anh không sút nhiều như các đồng đội trên hàng công.
    • Martial chạm bóng trong cấm địa nhiều và tận dụng cơ hội chỉ thua Lukaku.
  • Khả năng kiến tạo – cá nhân:
    • Alexis là đầu tàu kiến tạo. Anh tạo nhiều cơ hội và bận rộn ở 1/3 sân cuối cùng.
    • Mata xếp ngay sau Alexis, chỉ kém một chút xíu ở các chỉ số thống kê.
    • Young là người tạt nhiều nhất đội mùa trước.
  • Hàng thủ:
    • De Gea là nhân tố chủ chốt dẫn tới thành tích thủ của MU. Bởi lẽ đội chịu rất nhiều cú sút và cơ hội ngon ăn, nhưng vẫn giữ rất nhiều CS và thủng chỉ nhiều hơn City.
    • Các đồng đội ở hàng hậu vệ MU thực hiện ít các tình huống phòng ngự hơn mùa 16/17. Phil Jones rất giỏi mặt này nên anh có rất nhiều bonus mùa trước.
    • De Gea cứu thua rất nhiều và tỷ lệ cứu thua cao nhất giải. Nhờ De Gea giữ gôn, đội chịu thua ít hơn 11,7 bàn so với kỳ vọng, một con số đáng kinh ngạc.
  • Kết luận: 
    • Hàng thủ MU chắc chắn là nhờ tài năng của De Gea, vì thế các hậu vệ có thể không làm tốt vai trò của mình vẫn ăn được CS.
    • Alexis tạo cơ hội nhiều hơn dứt điểm.
    • Hàng công MU không có phong độ tốt nhưng có thể sẽ khởi sắc với sự trở lại của Pogba, Lukaku và Lingard.

3) Newcastle:

  • Hàng công: 
    • Newcastle sút nhiều hơn Leicester và West Ham nhưng ghi được ít bàn hơn, do thiếu một chân sút cự phách như Vardy và Arnautovic.
    • Đội tận dụng cơ hội khá kém, xếp top 5 đội kém nhất.
    • Có không nhiều pha chạm bóng và dứt điểm trong cấm địa, chứng tỏ tiền vệ cũng ghi bàn được như tiền đạo.
    • Tạt bóng rất ít, một lý do Mitrovic thành người thừa ở CLB.
    • Có nhiều bàn thắng từ những tình huống cố định.
    • Cầm ít bóng và chuyền thành công ít – chứng tỏ lối đá phản công.
  • Khả năng ghi bàn – cá nhân:
    • Xét số lượng cú sút mỗi lần ra sân, Kenedy cao nhất đội, trong khi Ritchie ngang Ayoze Perez.
    • Perez chạm bóng cấm địa nhiều và chắt chiu cơ hội tốt.
    • Gayle sút trong cấm địa nhiều và tỉ suất cơ hội cao. Tuy vậy anh và Joselu ghi ít bàn hơn số xG kì vọng, chứng tỏ tận dụng cơ hội kém.
    • Perez là vua phá lưới của đội mùa trước, nhưng tới GW30 mới có 2 bàn.
    • Lascelles ghi nhiều bàn bằng đầu nhất tính tất cả các hậu vệ.
  • Khả năng kiến tạo – cá nhân:
    • Ritchie tạo nhiều cơ hội mỗi lần ra sân nhưng tỉ suất còn kém xa Ozil, Fabregas, Gross, Shaqiri vân vân.
    • Kenedy khá bận rộn ở 1/3 sân cuối cùng nhưng không tạo nhiều cơ hội như Ritchie.
  • Hàng thủ:
    • Khá chắc chắn, số bàn thua trong top 7, số cú sút trong top 10.
    • Điểm yếu là những pha đánh đầu về khung thành, cùng với số cơ hội ngon ăn phải nhận.
    • Tiến bộ rõ rệt so với mùa Newcastle xuống hạng lần trước (15/16), khi thủng ít hơn hẳn 18 bàn.
  • Kết luận: 
    • Hàng thủ chắc chắn nhưng hàng công thiếu một thủ lĩnh ghi bàn thật sự.
    • Kenedy (5.0m) và Ritchie (6.0m) là hạt nhân tấn công, trên cả hai phương diện ghi bàn lẫn kiến tạo.

4) Southampton:

  • Hàng công: 
    • Xếp top 10 trên một số phương diện thống kê chính.
    • Cầm bóng tốt nhất trong các đội ngoài top 6.
    • Tuy vậy đội chỉ ghi được 37 bàn. Nguyên do là tạo được nhiều cơ hội ngon ăn mà tận dụng vô cùng kém (xG của đội cao hơn số bàn ghi được).
    • Dẫu sao thì ở tình huống cố định đội vẫn ghi được 12 bàn.
  • Khả năng ghi bàn – cá nhân:
    • Austin áp đảo cả đội về các chỉ số thống kê ở mặt này. Anh có tỉ suất cơ hội chỉ kém những Kane và Aguero.
    • Tận dụng cơ hội không quá tốt nhưng nhờ di chuyển thông minh mà Austin có rất nhiều cơ hội dứt điểm để rồi ghi bàn.
    • Mùa gần nhất Austin không bị nghỉ chấn thương anh ghi 18 bàn trên 35 lần ra sân.
    • Cả hai tiền vệ tân binh là Elyounoussi và Armstrong đều có tỉ suất dứt điểm tốt, và thành tích ghi bàn tốt cho CLB cũ, tuy vậy ở NHA việc hai anh tái hiện là một dấu hỏi.
  • Khả năng kiến tạo – cá nhân:
    • Tadic là chủ lực ở mặt này, theo sau là Redmond và Ward-Prowse.
    • Bertrand (5 kiến tạo) và Cedric khá chịu khó tấn công, trước cả khi HLV Hughes xếp đội hình với wingback. Hai anh có số pha tạt bóng nằm trong top các hậu vệ.
  • Hàng thủ:
    • Thụt lùi rõ rệt so với mùa 16/17 (8 CS so với 14).
    • Thủng 56 bàn nhưng thống kê cho thấy đội chịu ít cơ hội ngon ăn, cũng như pha dứt điểm cấm địa. xGC (số bàn thua kỳ vọng) của đội cũng khá thấp, kém 10 bàn so với thực tế.
    • Nguyên nhân là vì hai thủ môn Forster và McCarthy khi thủng nhiều hơn xGC về gôn họ tới 3-4 bàn. McCarthy có tỷ lệ cứu thua khá tồi.
    • Đội cũng mắc nhiều lỗi cá nhân nhất NHA.
  • Kết luận: 
    • Cedric (4.5m) và Bertrand (5.0m), với lịch đầu mùa đẹp và thiên hướng tấn công, là hai lựa chọn cho các HLV.
    • Tuy vậy Southampton mùa trước thủng khá nhiều bàn, và preseason này vẫn chưa cho thấy tín hiệu khả quan.
    • Austin (6.0m) nếu đá chính sẽ đem lại value lớn vì anh sút rất nhiều và có lịch sử ghi bàn tốt.

5) Tottenham:

  • Hàng công: 
    • Đứng thứ 3 giải trên nhiều con số thống kê, và đứng thứ 4 hoặc 5 giải ở những thống kê còn lại.
    • Cầm rất nhiều bóng, chỉ kém Man City; tuy vậy đội dứt điểm và ghi bàn tệ hơn mùa 16/17.
  • Khả năng ghi bàn – cá nhân:
    • Kane không những thống trị thống kê của đội mà còn của NHA. Anh sút rất rất nhiều, có nhiều cơ hội ngon ăn, và ghi khá nhiều bàn trong số đó.
    • Do có quá nhiều cơ hội nên khả năng chớp thời cơ không quá tốt của Kane không phải vấn đề lớn.
    • Eriksen là tiền vệ sút nhiều thứ nhì, chỉ sau Salah. Nhưng 2/3 số cú sút của anh ở ngoài cấm địa. Anh cũng ít gia nhập vòng cấm hơn nhiều so với Kane, Son và Alli.
    • Son và Alli chạm bóng trong cấm địa khá nhiều, đồng thời cũng sút nhiều trong đó.
    • Trong các hậu vệ Tottenham thì Vertonghen sút nhiều nhất, có điều không ghi được bàn nào.
  • Khả năng kiến tạo – cá nhân:
    • Các chỉ số thống kê của Eriksen xếp thứ nhì toàn NHA, tuy vậy anh chỉ có 10 kiến tạo.
    • Alli tạo ít cơ hội hơn nhưng nhiều cơ hội ngon ăn hơn và vì thế được 13 kiến tạo, nhiều hơn Eriksen.
    • Davies và Trippier dẫn đầu các hậu vệ về số cơ hội tạo ra và số kiến tạo. Hai anh có tỉ suất tạo cơ hội nhất và nhì các hậu vệ.
  • Hàng thủ:
    • Hơi thụt lùi so với mùa 16/17 (thủng hơn 9 bàn và giữ ít hơn 1 CS)
    • Các con số thống kê đa số xếp thứ 3 giải, số còn lại xếp thứ 4 hoặc 5.
    • Lloris mắc nhiều lỗi đến bàn thua nhì giải, chỉ sau Cech. Tuy vậy tỉ lệ cứu thua của anh chỉ kém Pope và De Gea.
  • Kết luận: 
    • Tottenham khá toàn diện ở hàng công lẫn hàng thủ.
    • Hàng công có nhiều lựa chọn như Kane (12.5m) người có hàng tá cơ hội, Eriksen (9.5m) người sút xa nhiều và tạo ra hàng tá cơ hội, Son (8.5m) chạm bóng trong cấm địa và dứt điểm nhiều, hay Alli (9.0m) tạo nhiều cơ hội ngon ăn, tuy vậy dứt điểm khá thất vọng mùa trước.
    • Hàng thủ với Davies (6.0m) và Trippier (6.0m) là hai cỗ máy kiến tạo cơ hội, cũng như Vertonghen (6.0m) người ít bị xoay tua hơn hẳn và dứt điểm khá nhiều.
    • Tuy vậy thì lịch đấu đầu mùa không thuận lợi cùng World Cup ảnh hưởng không nhỏ tới bộ mặt của đội đầu mùa bóng.

6) Watford:

  • Hàng công: 
    • Tiến bộ hơn khá nhiều so với mùa 16/17.
    • Các chỉ số thống kê cho thấy đội có hàng công trong top 12, với số pha chạm bóng cấm địa, sút cấm địa, và sút từ bóng chết xếp top 10.
  • Khả năng ghi bàn – cá nhân:
    • Richarlison dẫn đầu thống kê của đội. Anh có tỉ suất cơ hội ngang Sterling và chỉ sút kém hơn Salah và Richarlison trong các tiền vệ. Tuy vậy từ GW12 anh không lần nào tìm được mành lưới đối phương nữa, dừng lại ở 5 bàn.
    • Gray và Deeney có tỉ suất cơ hội khá tồi, kém hầu hết các lựa chọn ngang giá như Mounie, Wilson, Barnes hay Austin. Hai anh cũng có thống kê tệ hơn Deulofeu.
    • Doucoure có 7 bàn nhưng đều là dưới thời Marco Silva. Anh trung bình sút nhiều hơn Gray và Deeney, đồng thời tận dụng cơ hội tốt hơn.
    • Pereyra sút bằng 1/3 Richarlison nhưng cũng có 5 bàn.
    • Janmaat sút nhiều thứ 5 trong các hậu vệ biên, một phần lý do anh đắt nhất hàng thủ Watford.
  • Khả năng kiến tạo – cá nhân:
    • Deulofeu có tỉ suất tạo cơ hội tốt nhất đội trong thời gian ngắn chơi cho đội mùa trước.
    • Trong lúc Hughes ra sân từ GW29 đến cuối mùa, không ai tạo nhiều cơ hội ở hàng công như anh.
    • Pereyra có tỉ suất tạo cơ hội thấp nhưng anh tạo ra nhiều cơ hội ngon ăn nhất hàng tiền vệ đội. Số cơ hội ngon ăn này bằng với Holebas, người tạt nhiều nhất trong các hậu vệ.
    • Holebas cũng tạo ra số cơ hội chỉ kém Davies và Trippier, nhờ tỉ suất tạo cơ hội cao so với các hậu vệ.
    • Richarlison có nhiều kiến tạo nhất đội nhưng tỉ suất tạo cơ hội của anh khá tệ, với 4/8 kiến tạo của anh là Fantasy.
  • Hàng thủ:
    • Thủng tới 68 bàn nhưng Watford chịu ít cú sút hơn MU (?!?) và xếp top 6 về số cú sút cấm địa phải nhận.
    • Mắc ít lỗi phòng ngự nhưng đa số lỗi của Watford đều dẫn tới bàn thua.
    • Đội chịu khá nhiều cơ hội ngon ăn.
    • Thống kê tốt nhưng thủng lưới nhiều một phần do hai thủ môn là Gomes và Karnezis, hai người có tỉ lệ cứu thua khá tồi.
  • Kết luận: 
    • HLV Gracia cho thấy sự tổ chức phòng ngự tốt + hậu vệ biên được băng lên tấn công = các hậu vệ biên của họ có thể đem lại value (Kiko, Janmaat, Navarro, Holebas), tuy không rõ cặp nào sẽ đá chính.
    • Ở hàng công Pereyra (6.0m) và Deulofeu (5.5m) nổi trội nhất. Ngoài ra cần xem xét thêm Hughes (5m).

7) West Ham:

  • Hàng công: 
    • Thống kê khá kém ấn tượng khi hàng công đội chỉ top 15.
    • Dù vậy thì thực tế West Ham ghi bàn chỉ kém top 6 và Leicester. Lý do là vì đội chuyển hóa cơ hội ở mức cao (xG của West Ham kém số bàn ghi được tới gần 11 bàn).
  • Khả năng ghi bàn – cá nhân:
    • Arnautovic dẫn đầu mặt này của đội.
    • Tính từ GW16 là trận đầu tiên anh đá cắm, chỉ Kane, Aguero và Vardy ghi nhiều bàn hơn Arnautovic, và hai tiền đạo khác sút nhiều hơn anh. Tỉ suất cơ hội của anh là vô cùng ấn tượng.
    • Chicharito ít ra sân nhưng tận dụng cơ hội đỉnh cao, xét các tiền đạo thì xếp thứ 3.
    • Carroll có nhiều cơ hội hơn mỗi lần ra sân nhưng chấn thương khá nhiều.
  • Khả năng kiến tạo – cá nhân:
    • Lanzini dẫn đầu đội trên nhiều thống kê, nhưng anh có tỉ suất tạo cơ hội không tốt – một phần nguyên do West Ham nằm trong top những đội tạo ít cơ hội mùa trước.
    • Các tân binh Yarmolenko và Anderson có tỉ suất tạo cơ hội cao hơn bất kì đồng đội mới nào mùa trước.
    • Cresswell là hậu vệ NHA nhiều kiến tạo nhất mùa trước, với số pha tạt bóng chỉ thua Holebas.
  • Hàng thủ:
    • West Ham thủng nhiều nhất NHA mùa trước, nhưng lại giữ nhiều CS chỉ thua top 6 + Burnley.
    • Thống kê cho thấy đội có hàng thủ trong top 5 đội tệ nhất. Tuy vậy đội thủng nhiều hơn hẳn xGC, có nghĩa là thủ môn của họ (Joe Hart) là một trong những nguyên do chính – anh cứu thua tệ nhất trong các thủ môn.
  • Kết luận: 
    • Dưới thời Pellegrini một HLV tấn công, Arnautovic (7.0m) vẫn được chơi tiền đạo, và với việc là chủ lực công mùa trước cũng như phong độ preseason tốt, anh là cái tên với phong độ có thể lấn át lịch đấu.
    • Yarmolenko (7.0m) và Anderson (7.0m) tuy không hấp dẫn như Arnautovic nhưng có thể là nguồn tiếp đạn chính cho cầu thủ người Áo.
    • Masuaku (4.5m) và Cresswell (5.5m) sẽ phải cạnh tranh cho 1 suất ở hậu vệ trái, một vị trí mà dưới thời Pellegrini không được lên tấn công như dưới thời Moyes.
    • Fabianski (4.5m) với lịch đấu khó có thể ghi được nhiều điểm save như mùa trước. Anh cứu thua nhiều nhì giải, chỉ sau Butland.
Facebook Comments